Khởi tạo ý tưởng và Xác định mục tiêu Định hình rõ ràng ý tưởng về ứng dụng AR bạn muốn phát triển. Ví dụ: Phương pháp tìm kiếm ý tưởng: Phương pháp SCAMPER SCAMPER là một phương pháp sáng tạo dựa trên việc đặt ra các câu hỏi để biến đổi một ý tưởng cũ thành ý tưởng mới. SCAMPER là viết tắt của: Substitute (Thay thế)Combine (Kết hợp)Adapt (Điều chỉnh)Modify (Sửa đổi)Put to another use (Sử dụng vào mục đích khác)Eliminate (Loại bỏ)Reverse (Đảo ngược)Cách hoạt động: Lấy một ý tưởng hoặc sản phẩm đã tồn tại và đặt ra các câu hỏi dựa trên từng chữ cái của SCAMPER để biến đổi nó. Xác định người dùng mục tiêu và các chức năng cần thiết.Ví dụ: Phương pháp tìm kiếm khách hàng mục tiêu: Phân tích thị trường: Sử dụng công cụ như Google Trends hoặc SEMrush.Khảo sát trực tiếp trên mạng hoặc tại các sự kiện.Tạo hồ sơ người dùng mục tiêu (User Persona) dựa trên dữ liệu đã thu thập. Thu thập và phân tích yêu cầu từ khách hàng Tổ chức các buổi họp để thu thập yêu cầu. Phương pháp tổ chức cuộc họp: Hội thảo với phương pháp brainstorming.Cách hoạt động: Tổ chức một cuộc họp với nhóm khách hàng mục tiêu và đặt ra các câu hỏi. Đội ngũ phát triển sẽ ghi lại ý kiến từ tất cả mọi người. Tạo danh sách các tính năng yêu cầu. Ví dụ bảng câu hỏi:Bạn muốn ứng dụng AR giúp bạn giải quyết vấn đề gì?Tính năng nào là quan trọng nhất với bạn?Bạn đã sử dụng ứng dụng AR nào trước đây? Điều gì làm bạn hài lòng/ không hài lòng?Bạn muốn trải nghiệm ứng dụng AR trên thiết bị nào?Bạn có quan tâm đến việc mua sắm trong môi trường AR không? Lựa chọn nền tảng và công cụ Yếu tốAR AppWebARSocial ARMô tả giới thiệuỨng dụng di động cung cấp trải nghiệm ARTrải nghiệm AR trực tiếp trên trình duyệt webỨng dụng AR trên các nền tảng mạng xã hộiNền tảng phát triểnARKit (iOS), ARCore (Android), Unity8th Wall, Zappar, Three.jsSnapchat Lens Studio, Facebook Spark AR1. Khả năng tùy chỉnhCaoTrung bìnhThấp2. Độ phức tạpCaoThấp đến trung bìnhThấp3. Yêu cầu cài đặtCần cài đặtKhông cần cài đặtCần cài đặt ứng dụng mạng xã hội4. Tốc độ phát triểnChậmNhanhRất nhanh5. Tích hợp mạng xã hộiThấpThấpCao6. Mức độ tương tácCaoTrung bìnhCao7. Phạm vi người dùngRộngRất rộng (bất cứ ai có trình duyệt)Chủ yếu người dùng của nền tảng mạng xã hội đó8. Chi phíCaoTrung bìnhThấp đến trung bình9. Bảo mậtTùy thuộc vào ứng dụng và nền tảngPhụ thuộc vào trang web và quyền riêng tư của trình duyệtPhụ thuộc vào chính sách bảo mật của nền tảng mạng xã hội10. Khả năng mở rộngCaoTrung bìnhThấp Thiết kế và giao diện Thiết kế mô hình 3D và hiển thị thông tin trong không gian AR Kiến thức cần có: Nguyên tắc cơ bản về thiết kế 3D: Hiểu biết về topography, meshes, và textures.Hiểu về vật lý: Biết cách mô phỏng ánh sáng, bóng, và vật liệu.Optimization: Cách tối ưu hóa mô hình 3D cho các ứng dụng di động hoặc các thiết bị có tài nguyên hạn chế.Animation: Cách tạo chuyển động cho mô hình. Ứng dụng thiết kế 3D phổ biến: Autodesk Maya, Blender, ZBrush, Autodesk 3ds Max. Xác định cách hiển thị thông tin trong không gian AR Hiển thị tương tác: Xác định xem liệu người dùng có thể tương tác với mô hình 3D hay không. Ví dụ: Xem chi tiết sản phẩm khi chạm vào.Giao diện người dùng (UI) trong không gian 3D: Xác định cách thức hiển thị các nút, hình ảnh, hay văn bản trong môi trường AR.Thông tin hữu ích: Đảm bảo thông tin được hiển thị có ý nghĩa và giúp người dùng dễ dàng hiểu. Phát triển Tạo team gồm các vị trí: Developer AR, Designer, 3D Artist, Tester và Account. Developer ARPhát triển ứng dụng AR.Thực hiện tối ưu hóa hiệu suất.Tích hợp các API và dịch vụ liên quan.DesignerThiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng.Lựa chọn và thiết kế các yếu tố trực quan.3D ArtistTạo và tối ưu hóa mô hình 3D.Thiết kế và áp dụng các texture, bóng, và ánh sáng.TesterKiểm tra chất lượng và hiệu suất của ứng dụng.Báo cáo và theo dõi các lỗi.Account hay ProjectLeaderQuản lý tiến độ dự án.Làm cầu nối giữa khách hàng và đội ngũ phát triển.Đảm bảo dự án tuân thủ ngân sách và thời gian. Chia nhỏ dự án thành các công việc cụ thể và phân chia công việc. Thử nghiệm và kiểm tra Thử nghiệm trên nhiều thiết bị và môi trường. Thu thập phản hồi từ người dùng và tiến hành chỉnh sửa dựa trên phản hồi đó. Chu trình phản hồi: Thu thập: Sử dụng khảo sát trực tuyến, phỏng vấn trực tiếp, và các công cụ thu thập dữ liệu như Google Analytics.Phân tích: Đánh giá feedback và xác định những vấn đề cần giải quyết.Triển khai: Đưa ra giải pháp và áp dụng sửa đổi dựa trên feedback.Kiểm tra: Đảm bảo rằng mọi thay đổi hoạt động đúng đắn và không gây ra lỗi mới.Phát hành: Cập nhật ứng dụng với các thay đổi.Lặp lại: Tiếp tục thu thập feedback và cải tiến.